Tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
Tiết kiệm là gì? Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
Tiết kiệm là một khoản cần thiết đối với mỗi cá nhân, gia đình, doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện quá mức hành động này lại không được ủng hộ. Vậy thực chất tiết kiệm là gì? Thế nào là tiết kiệm đúng cách và hiệu quả nhất? Hãy cùng các chuyên gia tài chính MSB tìm lời giải đáp đúng đắn nhất qua các nội dung sau!
1. Tiết kiệm là gì?
Tiết kiệm có nhiều những định nghĩa khác nhau:
1.1. Định nghĩa theo lĩnh vực kinh tế:
Tiết kiệm là hành động bớt lại một phần thu nhập tạm thời chưa sử dụng để sử dụng cho các mục đích trong tương lai. Trong doanh nghiệp, đây là hành động giúp giảm bớt các hao phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh: máy móc, thời gian lao động, tài sản, tiền vốn, sức lao động và những tài nguyên khác để đạt được mục tiêu đặt ra.
Để tiết kiệm, bạn có thể tự giữ số tiền đó hoặc nhờ người khác giữ hộ: người thân, ngân hàng, tổ chức tài chính,... Đặc biệt, tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức tiết kiệm trong đó ngân hàng thực hiện nhiệm vụ giữ tiền của người gửi có nhu cầu và thực hiện trả lãi theo thỏa thuận.
1.2. Định nghĩa theo pháp luật:
Căn cứ vào Điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí năm 2013, tiết kiệm được định nghĩa là việc giảm bớt sự lãng phí khi sử dụng các nguồn lực như vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên, nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Đối với việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà nước, bao gồm ngân sách, vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên trong các lĩnh vực đã được định mức, tiêu chuẩn và chế độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tiết kiệm có nghĩa là sử dụng nguồn lực ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn và chế độ đã quy định, nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn và chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
1.3. Định nghĩa theo xã hội:
Tiết kiệm là khả năng sử dụng cẩn thận và hợp lý các tài sản vật chất, thời gian và năng lượng của bản thân và người khác. Ngược lại, tiêu cực của tiết kiệm là xa hoa, lãng phí, keo kiệt, và hà tiện, mà nếu vấn đề này không được giải quyết, sẽ dẫn đến cuộc sống thiếu thốn và khó khăn, khiến con người phải đối mặt với những thử thách đáng kể.
2. Lợi ích của việc tiết kiệm
Tiết kiệm là một phần quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân, bất kể mức thu nhập. Những lý do chính khiến tiết kiệm trở nên cần thiết bao gồm:
- Phòng ngừa rủi ro và chi tiêu đột xuất: Cuộc sống đầy bất ngờ, có thể là bệnh tật, hỏng hóc vật dụng hay các sự kiện khẩn cấp khác. Khoản tiết kiệm sẽ giúp bạn ứng phó mà không cần vay mượn hay gặp khó khăn tài chính.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Tiết kiệm giúp bạn sẵn sàng chi trả cho những nhu cầu vật chất cao cấp hơn như nhà cửa, xe cộ hay thiết bị điện tử hiện đại, mang lại sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
- Chuẩn bị cho nghỉ hưu: Việc có một khoản tiền dự trữ sẽ giúp bạn có thể sống độc lập tài chính khi nghỉ hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu hay sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Hỗ trợ giải trí và thư giãn: Du lịch, tham gia các hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng là cách giúp bạn tái tạo năng lượng. Các khoản tiết kiệm sẽ đảm bảo bạn có thể thực hiện những kế hoạch này một cách thoải mái.
- Hạn chế nợ nần: Khi có khoản tiết kiệm, bạn sẽ ít phải vay mượn để trang trải các chi phí lớn, tránh được việc phải trả lãi suất cao và rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.
Như vậy, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống, tiết kiệm vẫn là bước quan trọng giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn và chuẩn bị cho tương lai.
Xem thêm: 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bạn cần biết
Lợi ích của việc tiết kiệm
3. Các hình thức tiết kiệm phổ biến hiện nay:
MSB đưa cung cấp cho khách hàng một số những hình thức tiết kiệm phổ biến sau:
3.1. Tiết kiệm tiền:
- Tiết kiệm từ số tiền ăn sáng mỗi ngày
5.000 VND là một số tiền nhỏ, nhưng nếu duy trì thói quen tiết kiệm mỗi ngày 5.000 VND trong khoảng 1 năm, bạn sẽ để dành được một số tiền khá lớn đấy!
Cách thực hiện: Mỗi ngày, bạn hãy đặt báo thức để đút 5.000 đồng vào lợn hoặc cất số tiền này vào 1 chiếc ví riêng để tiền tiết kiệm.
Lưu ý: Số tiền tiết kiệm này sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của mỗi người. Ví dụ:
- Sinh viên, học sinh có thể tiết kiệm 5.000 - 10.000 VND nếu chi phí chi tiêu một ngày từ 50.000 - 100.000 VND.
- Người đi làm có thể tiết kiệm 10.000 - 15.000 VND nếu chi phí chi tiêu hàng ngày khoảng 100.000 - 150.000 VND.
- Bỏ heo đất toàn bộ tiền lẻ vào cuối mỗi ngày
Trong chi tiêu hàng ngày, có thể bạn sẽ dư ra một vài đồng tiền lẻ, đặc biệt là khi bạn thường xuyên thanh toán tiền mặt. Cũng giống như việc tiết kiệm 5.000 VND mỗi ngày, việc để dành toàn bộ số tiền lẻ mỗi ngày liên tục trong thời gian dài sẽ giúp bạn tích lũy được số tiền khá lớn đó!
Cách thực hiện:
- Mỗi lần đi chợ hoặc mua sắm, bạn chỉ tiêu tiền chẵn và dành ra toàn bộ số tiền lẻ vào một chiếc ví đựng tiền lẻ.
- Tính toán lại số tiền tiết kiệm được sau mỗi tuần và quy đổi nó sang tiền chẵn để dễ cầm, hoặc nếu giữ tiền lẻ thì cần bảo quản cẩn thận vì tiền giấy khá dễ rách, hỏng.
- Nấu ăn tại nhà, mang đồ ăn đi học/đi làm
Việc tích cực nấu ăn tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn. Thông thường, chi phí một bữa ăn ở các thành phố lớn dao động trong khoảng 50.000 VND - 100.000 VND, chưa kể ăn uống tại những nhà hàng sang trọng.
Do đó, nếu nấu ăn tại nhà, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền tương đối lớn cho việc ăn uống vì mỗi bữa ăn tự nấu chỉ mất khoảng 20.000 VND - 50.000 VND mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Để có được những bữa ăn chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí, bạn có thể tham khảo thực đơn của những chuyên gia dinh dưỡng, Food blogger trên nền tảng như Facebook, Tiktok, YouTube...
- Ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân/công cộng
Với những bạn học sinh, sinh viên, người không có phương tiện cá nhân mà cần phải đi xa mỗi ngày thì nên ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng được đăng ký vé theo tháng như xe bus, tàu điện... Do những phương tiện này có mức phí tương đối rẻ so với việc sử dụng dịch vụ xe công nghệ.
Ví dụ: Vé xe bus, xe điện chỉ dao động trong khoảng 100.000 - 200.000VND/tháng, bạn có thể đi hàng chục km chỉ từ 100.000VND nhưng sẽ mất tới 300.000 - 500.000VND/tháng nếu di chuyển bằng dịch vụ xe công nghệ.
- Chọn thời điểm giảm giá sâu trong ngày để mua sắm
Một số khách hàng chọn mua sắm tại các siêu thị lớn như Vinmart, Top Market, Aeon Mall... vào cuối ngày (sau khoảng 20h) để mua được giá sale tốt hơn. Đây cũng là một ý tưởng hay nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, khi thanh toán, bạn nên ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng để hưởng các chương trình ưu đãi từ ngân hàng. Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách đi các chợ đầu mối để mua thực phẩm ăn cho cả tuần.
- Gửi tiết kiệm online tự động mỗi ngày
Cuối cùng, bạn có thể lựa chọn phương pháp gửi tiết kiệm online tự động mỗi ngày để tích lũy cho bản thân. Phương pháp này sẽ là cách tiết kiệm thụ động phù hợp với cả những bạn thiếu kiên trì trong quá trình quản lý chi tiêu hay tiết kiệm các khoản tiền lẻ.
3.2. Tiết kiệm thời gian:
- Sắp đặt mọi thứ có trật tự
Chúng ta nên xây dựng thói quen sắp đặt mọi thứ có trật tự. Nghĩa là ngay từ ban đầu nên định hình vị trí sắp đặt để rồi sau đó, khi sử dụng bạn sẽ dễ dàng lấy một cách nhanh chóng. Và khi sử dụng xong cũng đừng quên đặt lại chỗ cũ. Bạn sẽ không muốn mỗi lần muốn sử dụng lại mất thêm khoản thời gian tìm kiếm nữa chứ?
- Không đa tác vụ một lúc
Chúng ta làm việc gì thì nên tập trung hết công sức cũng như tâm trí vào việc đó. Nếu bạn ôm đồm thì hiệu quả công việc mang lại sẽ thấp hoặc không được như ý. Thậm chí là sẽ không mang lại kết quả. Việc làm nhiều việc một lúc khiến tâm tư bị phân tán do đó hiệu suất công việc cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. Bạn làm việc này mà mãi chú ý việc kia và ngược lại. Cuối cùng, không việc nào mà bạn hoàn thành đúng đủ cả.
- Hãy lên kế hoạch trước cho mọi việc
Bạn nên dành thời gian lên kế hoạch cho công việc cũng như những hạng mục cần phải hoàn thành cho những khoảng thời gian xác định. Bạn có thể lên kế hoạch theo tuần/tháng/năm… để dễ dàng theo dõi và kiểm soát chặt chẽ nhất. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì. Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của sổ cầm tay hoặc ứng dụng điện thoại cho việc lập kế hoạch của mình.
- Tạo nên thói quen sinh hoạt tốt
Những thói quen sinh hoạt luôn mang lại những lợi ích thiết thực cho bạn. Cụ thể bạn có thể kiểm soát được thời gian thực hiện cũng như phán đoán trước được tình trạng. Như đoạn đường từ nhà đến công ty, hay từ nhà để siêu thị… đã đoạn đường bạn đã từng đi và quen thuộc. Bạn sẽ ước chừng gần như chính xác được thời gian kèm theo những rủi ro nếu có khi thực hiện hành trình. Với thói quen được hình thành bạn nên giữ lại và sử dụng nó hiệu quả để phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Tập trung khi làm việc
Không phải để tiết kiệm thời gian mà là còn tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Khi bạn tập trung để làm việc bạn sẽ làm nhanh hơn hiệu quả hơn. Đó là điều đã được kiểm chứng. Đừng để phân tâm. Thay vì bạn có thể hoàn thành công việc trong khoảng thời gian ngắn thì nay không tập trung bạn lại mất khá nhiều thời gian cho no.
- Loại bỏ những điều khiến bạn tốn thời gian
Hãy dành thời gian rà soát lại những hạng mục công việc thói quen khiến bạn tốn thời gian hơn mức bình thường chẳng hạn như tham gia các cuộc họp không cần thiết hoặc không có mục đích rõ ràng, lạm dụng mạng xã hội,... Tìm ra biện pháp để giảm hoặc thay đổi để không bị mất thời gian như trước kia nữa.
3.3. Tiết kiệm năng lượng
- Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Mở tất cả các cửa và đón ánh sáng mặt trời! Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng của đèn nhân tạo, điều này giúp bạn tiết kiệm đáng kể lượng điện sử dụng.
Bạn có thể ưu tiên sử dụng các loại cửa bằng kính tiết kiệm năng lượng vừa đảm bảo ánh sáng tự nhiên vừa hạn chế các tia UV có hại cho sức khỏe.
- Thay đổi bóng đèn thắp sáng
Thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact huỳnh quang hoặc đèn LED là một trong những giải pháp thông minh để tiết kiệm nguồn năng lượng bởi vì chúng có hiệu suất năng lượng cao hơn, tuổi thọ lâu hơn và giúp giảm chi phí tiền điện tốt hơn
- Tắt đèn khi đi ra khỏi phòng
Đây là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện và nó thực sự mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, để tiết kiệm tối đa, bạn có thể sử dụng nến!
- Rút phích cắm tất cả các thiết bị không sử dụng
Hãy rút phích cắm điện các thiết bị khi không có nhu cầu sử dụng như tivi, máy tính, hệ thống loa đài âm thanh, quạt điện… Đây là hành động thiết thực giúp bạn tiết kiệm điện.
- Thay thế các thiết bị điện cũ
Thay thế các thiết bị điện đã sử dụng lâu ngày bằng các thiết bị mới được thiết kế có tính năng tiết kiệm điện
3.4. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên:
Ngày nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng cao. Vì thế, hầu hết các quốc gia đều đang nỗ lực thúc đẩy việc quản lý và sử dụng tài nguyên một cách bền vững và có trách nhiệm hơn.
Tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế. Nếu sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra, tài nguyên thiên nhiên còn có ý nghĩa là:
- Liên quan đến tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Hỗ trợ trong việc rút ngắn quá trình tích lũy vốn của nhiều quốc gia.
- Cung cấp một cơ sở vững chắc để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, khai thác tài nguyên và cung cấp nguyên liệu cho các lĩnh vực kinh tế khác.
- Hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội địa.
Xem thêm: Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng thì tốt hơn?
4. Gợi ý các biện pháp tiết kiệm hiệu quả
Tiết kiệm hiệu quả
Tiết kiệm tiền hiệu quả là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính của bạn. Dưới đây là một số cách tiết kiệm tiền thông minh và hiệu quả:
4.1. Lập kế hoạch tiết kiệm:
Để có được khoản tiền tiết kiệm tối đa trong việc quản lý tài chính cá nhân cũng như quản lý tài chính gia đình, bạn nên thực hiện theo các bước lập kế hoạch tiết kiệm tiền mà MSB gợi ý sau đây:
Bước 1: Xác định thu nhập của bạn
Liệt kê tất cả các nguồn thu nhập của bạn hàng tháng bao gồm: tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, tiền hoa hồng,... hay bất kỳ khoản thu nào khác. Sau đó đánh giá thu nhập hàng tháng của bạn và xem xét các khoản chi tiêu hiện tại.
Bước 2: Hoạch định các khoản chi tiêu trong tháng
Xác định các khoản chi tiêu cần thiết mà bạn không thể tránh được như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại di động và các chi tiêu hàng ngày cần thiết khác.
Bước 3: Xác định các mức chi ưu tiên
Xem xét các khoản chi tiêu linh hoạt như ăn uống, giải trí, mua sắm, du lịch và vui chơi. Xác định mức độ quan trọng và ưu tiên của từng khoản chi tiêu này. Sau đó, tính toán số tiền còn lại sau khi đã ưu tiên các khoản chi tiêu cần thiết, tiết kiệm và các khoản chi tiêu linh hoạt.
Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm
Bạn sẽ lựa chọn phân bổ số tiền vào các khoản chi trong tháng dựa trên mức thu nhập đã đánh giá ban đầu. Thiết lập chuyển tiền tự động từ tài khoản ngân hàng chính của bạn vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ đầu tư.
Bước 5: Liên tục theo dõi và điều chỉnh
Theo dõi tiến trình chi tiêu hàng tháng và điều chỉnh nếu cần. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ kế hoạch và có thể điều chỉnh ngân sách theo tình hình tài chính của bạn.
4.2. Thực hiện kế hoạch tiết kiệm:
- Tiết kiệm tiền với bảo hiểm nhân thọ
Tiết kiệm tiền với bảo hiểm nhân thọ được coi là một cách thông minh để tích lũy tiền. Bằng việc đóng các khoản phí định kỳ theo tháng, quý hoặc năm, bạn không chỉ đảm bảo an toàn cho tương lai mà còn tạo ra thói quen tiết kiệm lâu dài. Khi hợp đồng đáo hạn, bạn sẽ nhận được số tiền bảo hiểm để thực hiện những kế hoạch lớn hơn trong tương lai.
- Gửi tiết kiệm tự động qua ngân hàng
Gửi tiết kiệm tự động qua ngân hàng là một dịch vụ tài chính giúp bạn tạo thói quen tiết kiệm, tích lũy tài sản đều đặn và có kỷ luật hơn. Thay vì phải tự thực hiện các thao tác gửi tiền, bạn chỉ cần thiết lập chế độ tự động trích tiền vào tài khoản tiết kiệm. Mỗi tháng, quý hoặc năm, số tiền bạn đã chọn sẽ được chuyển vào tài khoản tiết kiệm mà không cần bất kỳ thao tác nào khác.
- Thiết lập quỹ khẩn cấp để tiết kiệm tiền
Quỹ dự phòng là một khoản tiền tiết kiệm được dành để chi trả các chi phí lớn cho các tình huống khẩn cấp như: hóa đơn y tế khi bị ốm đau, sửa chữa đồ đạc và thiết bị trong nhà, mất thu nhập tạm thời,…
Bên cạnh đó, bạn cần phải cân nhắc và lập kế hoạch tài chính sao cho quỹ dự phòng có thể chi trả chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng. Để tích lũy được số tiền này, bạn có thể dành khoảng 5% thu nhập hàng tháng và duy trì việc tiết kiệm này một cách đều đặn.
4.3. Vượt qua khó khăn khi tiết kiệm:
Để có thể vượt qua khó khăn khi tiết kiệm, bạn có thể tham khảo một số cách thức như sau:
Xác định rõ mục tiêu của khoản tiết kiệm, ví dụ như tiết kiệm để phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình, tiết kiệm mua xe, tiết kiệm mua nhà, tiết kiệm để mở cửa hàng kinh doanh,…
- Xem xét các yếu tố và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Với mỗi một mục tiêu, mức sống hiện tại, mức thu nhập mà bạn có thể lên các kế hoạch chi tiêu với các hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, việc ghi chú rõ ràng từng mục, từng khoản sẽ giúp bạn dễ dàng tuân thủ và sinh hoạt có kế hoạch hơn.
- Tạo nhật ký chi tiêu và lên kế hoạch cho những khoản chi tiêu chưa phù hợp. Bước đầu tiên của một kế hoạch tiết kiệm thông minh và dài hạn là xem xét lại các khoản chi tiêu, mức sống bản thân trước đó. Việc này giúp bạn có được cái nhìn rõ ràng hơn về các hoạt động chi tiêu và sử dụng tiền của bản thân, từ đó lên kế hoạch phù hợp nhất.
5. Những sai lầm thường gặp khi tiết kiệm
Những sai lầm thường gặp khi tiết kiệm
Khi áp dụng phương pháp sống tiết kiệm, bạn có thể phạm phải một số sai lầm thường gặp như sau:
- Thiếu kế hoạch: Khi thiếu kế hoạch cụ thể, bạn dễ lạc hướng và tốn nhiều thời gian để quyết định bước tiếp theo, thậm chí làm những việc không cần thiết. Điều này khiến bạn thiếu mục tiêu rõ ràng và dễ làm việc một cách ngẫu nhiên, không đạt được kết quả mong muốn.
- Không theo dõi chi tiêu: Nếu bạn không theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ mất kiểm soát và có thể đưa ra các quyết định sai lầm. Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu để theo dõi và đánh giá hàng ngày.
- Không đầu tư tiền: Tiết kiệm chỉ là một phần của quản lý tài chính. Để đạt được mục tiêu, bạn cần đầu tư tiền một cách thông minh. Hãy tìm hiểu về các cách đầu tư hiệu quả và phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
- Chi tiêu vượt quá thu nhập: Nếu chi tiêu của bạn vượt quá thu nhập, bạn có thể rơi vào tình trạng nợ nần và không thể tiết kiệm được. Hãy cân nhắc trước khi chi tiêu và đảm bảo rằng bạn đang không vượt quá khả năng chi trả của mình.
6. Những câu hỏi thường gặp khi tiết kiệm:
Những câu hỏi thường gặp khi tiết kiệm
6.1. Đầu tư chứng chỉ quỹ hay gửi tiết kiệm sẽ tốt hơn:
Nếu gửi tiết kiệm, đây là một hình thức đầu tư an toàn với lãi suất ổn định, đặc biệt trong những giai đoạn ngân hàng tăng cường huy động vốn như năm 2022, khi lãi suất vượt ngưỡng 10%. Tuy nhiên, sau khi qua cơn biến động, lãi suất nhanh chóng giảm xuống, chỉ duy trì ở mức 5-6%/năm, thậm chí dưới 5,5%/năm tại các ngân hàng lớn vào năm 2023. Mặc dù đảm bảo an toàn và thanh khoản cao, nhà đầu tư cần cân nhắc việc rút tiền trước kỳ hạn vì sẽ chịu lãi suất thấp. Ngoài ra, yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế.
Chứng chỉ tiền gửi sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những nhà đầu tư không có nhu cầu rút trước kỳ hạn, mong muốn mức lãi suất cao và có khoản tiền nhàn rỗi cố định. Nếu bạn muốn dùng khoản tiền của mình dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp thì nên chọn gửi sổ tiết kiệm .
Nhà đầu tư có thể chia số tiền của mình thành hai khoản để đầu tư tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức, gia tăng tài sản của mình. Một phần chứng chỉ tiền gửi cố định, thời gian lâu dài, hưởng lãi suất cao. Còn phần gửi tiết kiệm linh động cho những trường hợp khẩn cấp, vẫn có thể sinh lời mà không ảnh hưởng đến tính thanh khoản.
Nhằm mang đến sản phẩm tài chính vượt trội và tối ưu lợi ích cho khách hàng, MSB chính thức ra mắt sản phẩm “ Chứng chỉ tiền gửi M-Rising .” Sản phẩm này có giá trị như một khoản tiền gửi tiết kiệm, đảm bảo an toàn và linh hoạt trong sử dụng, đồng thời có thể chuyển nhượng khi cần. Với lãi suất hấp dẫn và kỳ hạn linh hoạt, M-Rising hứa hẹn cung cấp nhiều lựa chọn đầu tư ưu việt cho khách hàng.
Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm, đâu là sự lựa chọn phù hợp cho nhà đầu tư.
6.2. Nên gửi tiền tiết kiệm hay để trong thẻ:
Mỗi hình thức đầu tư tiền đều có ưu điểm riêng, và việc để tiền trong thẻ hay gửi tiết kiệm phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân.
- Thời điểm nên để tiền trong tài khoản
Tiền trong tài khoản là nhu cầu tất yếu mà ai cũng phải có để thuận tiện chi trả cho các khoản trong cuộc sống như: mua sắm, chuyển tiền, rút tiền mặt,... Tiền trong tài khoản ai cũng nên có sẵn để chủ động sử dụng cho nhu cầu hàng ngày và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn. Khi có tiền trong tài khoản, bạn sẽ dễ dàng, thuận tiện sử dụng bất cứ lúc nào có nhu cầu. Tuy nhiên, tiền trong tài khoản không nên để quá nhiều. Cách tối ưu nhất là bạn chỉ nên để số dư tối thiểu đủ chi tiêu cho 1 tháng gần nhất, số tiền nhàn rỗi còn lại chưa dùng đến thì bạn nên sử dụng cho các mục đích khác như: tiết kiệm, đầu tư,... để sinh lời cho bản thân trong tương lai.
- Thời điểm nên gửi tiết kiệm
Bạn nên gửi tiết kiệm ngân hàng trong trường hợp bạn có dư tiền chưa sử dụng đến và không yên tâm vào khả năng bảo quản tài sản của mình. Khi đã lựa chọn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì bạn cần phải đảm bảo 2 điều kiện sau: Số tiền gửi tối thiểu là 100.000 VNĐ. Kỳ hạn gửi tiết kiệm thấp nhất là 1 tuần. Tuy nhiên, kỳ hạn lãi gửi 1 tuần rất thấp. Do đó bạn nên chọn những kỳ hạn lâu một chút để lãi nhận về được cao hơn.
6.3. Có nên dùng ứng dụng gửi tiền tiết kiệm không?
Có. Để gửi tiết kiệm, bạn nên sử dụng các ứng dụng ngân hàng với độ bảo mật cao. Trong quá trình sử dụng, hãy chú ý bảo vệ thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu giao dịch,… để đảm bảo an toàn cho tài khoản tiết kiệm của bạn.
6.4. Làm thế nào để tiết kiệm khi thu nhập dưới 10 triệu đồng:
Bởi vì thu nhập chỉ khoảng 10 triệu nên bắt buộc bạn phải xây dựng một kế hoạch tốt, nên chia nhỏ tiền thành nhiều phần:
- Đầu tiên, tiết kiệm 30% thu nhập: có thể gửi số tiền này hoặc nhờ người thân giữ. Khoản tiền này tương đương với chi phí dự phòng.
- Tiếp theo, 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định như tiền nhà, điện nước, ăn uống, đi lại.
- 10% thu nhập tiếp theo dành cho các chi phí bất ngờ, phát sinh theo tháng như đám cưới, đám giỗ, tụ tập bạn bè.
- 10% thu nhập dành cho các mục tiêu muốn đạt trong tương lai hoặc là khoản tiền này sẽ đem đầu tư để thêm vào lợi nhuận.
Nếu có thể kiên trì đi đúng theo kế hoạch đã đặt ra thì dù 10 triệu thì bạn vẫn rủng rỉnh hàng tháng.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà MSB muốn cung cấp về tiết kiệm, các hình thức tiết kiệm phổ biến và phương pháp tiết kiệm hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền một cách hợp lý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho MSB qua website MSB, hotline tổng đài 1900 6083 hoặc điểm giao dịch MSB gần nhất.