Có sao không khi tài khoản ngân hàng còn 0 đồng? Giải đáp
Có sao không khi tài khoản ngân hàng còn 0 đồng? Giải đáp
Có sao không khi tài khoản ngân hàng còn 0 đồng?
Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng là tình huống phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhưng liệu điều này có ảnh hưởng gì đến tài khoản hay không. Tài khoản có thể bị khóa, phát sinh hay âm số dư? Thông qua bài viết dưới đây, MSB sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản ngân hàng 0 đồng, các loại phí có liên quan, quy định của ngân hàng về trường hợp này, và cách xử lý bạn không nên bỏ qua.
1. Quy định của ngân hàng về tài khoản 0 đồng
Dưới đây là những quy định của ngân hàng về tài khoản 0 đồng bạn cần lưu ý để tránh phát sinh những tình huống không đáng có.
1.1 Điều kiện để duy trì tài khoản
Để tài khoản ngân hàng được duy trì dù số dư là 0 đồng, bạn cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
- Không vi phạm quy định của ngân hàng: Các tài khoản sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp, hoặc vi phạm điều khoản hợp đồng, có thể bị ngân hàng khóa ngay lập tức.
- Không để tài khoản "ngủ đông" quá lâu: Hầu hết ngân hàng quy định tài khoản không phát sinh giao dịch trong thời gian trên 12 tháng sẽ bị tạm khóa hoặc đưa vào trạng thái "không hoạt động".
- Thanh toán các khoản phí phát sinh đúng hạn: Nếu tài khoản không có số dư để trả phí duy trì, phí thường niên hoặc phí dịch vụ, tài khoản có thể bị âm, dẫn đến nguy cơ bị khóa nếu không xử lý kịp thời.
Điều kiện để duy trì tài khoản 0 đồng là gì?
1.2 Các loại phí phát sinh
Dù tài khoản ngân hàng còn 0 đồng, một số loại phí sau vẫn có thể được áp dụng:
- Phí duy trì tài khoản: Đây là khoản phí cố định được thu hàng tháng, dao động từ 5.000 - 20.000 VNĐ tùy vào từng ngân hàng. Nếu tài khoản không có đủ số dư để trừ phí, số tiền âm sẽ được ghi nhận và hệ thống sẽ tự động trừ khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản.
- Phí thường niên thẻ ATM: Nếu bạn đăng ký sử dụng thẻ ATM thì bạn vẫn sẽ phải đóng phí để duy trì hoạt động của thẻ ngay cả khi tài khoản 0 đồng. Mức phí này sẽ thường dao động từ 50.000 - 100.000 VNĐ.
- Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking/Mobile Banking: Mức phí của các dịch vụ này sẽ dao động từ 9.000 - 77.000 VNĐ/tháng. Nếu bạn đăng ký sử dụng, ngân hàng sẽ tự động trừ hàng tháng.
1.3 Thủ tục khóa và mở khóa tài khoản
Dưới đây là thông tin về thủ tục khóa và mở khóa tài khoản tại ngân hàng.
- Thủ tục khóa tài khoản: Bạn có thể yêu cầu ngân hàng khóa tài khoản khi không có nhu cầu sử dụng để tránh phát sinh các khoản phí. Việc này thường yêu cầu đến trực tiếp phòng giao dịch hoặc được hỗ trợ qua tổng đài. Bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực để bên ngân hàng xác nhận lại thông tin chủ tài khoản. Đồng thời, đảm bảo thanh toán các khoản phí còn tồn đọng trước khi khóa tài khoản.
Thủ tục khóa và mở khóa tài khoản ngân hàng
- Thủ tục mở khóa tài khoản: Để mở lại tài khoản, bạn cần cung cấp giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên tại ngân hàng. Một số ngân hàng hỗ trợ mở khóa thông qua tổng đài, ứng dụng ngân hàng điện tử hoặc website chính thức.
2. Các trường hợp thường gặp và cách xử lý
Một số trường hợp thường gặp khi tài khoản 0 đồng và cách xử lý bạn cần lưu ý.
2.1 Tài khoản 0 đồng nhưng vẫn hoạt động
Nếu tài khoản ngân hàng còn 0 đồng nhưng bạn vẫn duy trì các giao dịch nhận tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,... thì tài khoản sẽ không bị khóa. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhiều ngân hàng vẫn sẽ thu một số khoản phí cố định như phí duy trì tài khoản, phí thường niên thẻ ATM, phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking/Mobile Banking. Vì vậy, khi bạn nạp thêm tiền vào tài khoản, hệ thống sẽ tự động trừ những khoản phí này.
2.2 Tài khoản 0 đồng và không hoạt động trong thời gian dài
Trong trường hợp tài khoản 0 đồng không hoạt động trong dưới 12 tháng, tài khoản của bạn sẽ không bị khóa. Nhưng nếu thời gian không hoạt động kéo dài hơn 12 tháng thì ngân hàng sẽ đơn phương khóa tài khoản của bạn. Khi tài khoản bị khóa, ngân hàng sẽ thông báo thông qua email hoặc tin nhắn SMS đến số điện thoại bạn đã đăng ký từ trước. Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng tài khoản này, hãy nạp tiền vào tài khoản hoặc đến phòng giao dịch nộp tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày tài khoản bị khóa.
Tài khoản 0 đồng không hoạt động trong dưới 12 tháng sẽ không bị khóa
2.3 Tài khoản bị âm
Tài khoản ngân hàng bị âm xảy ra khi số dư không đủ để thanh toán các khoản phí dịch vụ. Trong trường hợp này, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch, đồng thời đối mặt với nguy cơ tài khoản bị tạm khóa nếu không khắc phục kịp thời. Để xử lý, bạn cần nạp tiền để bù đắp số âm, kiểm tra và hủy bỏ những dịch vụ không cần thiết. Bạn cũng có thể liên hệ ngân hàng để tìm giải pháp phù hợp nếu chưa thể thanh toán ngay.
2.4 Tài khoản bị khóa do quên mật khẩu
Tài khoản có thể bị khóa nếu bạn nhập sai mật khẩu quá số lần quy định của ngân hàng. Để mở khóa, bạn cần liên hệ ngân hàng qua tổng đài hoặc đến trực tiếp phòng giao dịch gần nhất. Thủ tục thường yêu cầu bạn cung cấp giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực để xác minh thông tin cá nhân. Một số ngân hàng có thể hỗ trợ mở khóa và cấp lại mật khẩu trực tuyến qua ứng dụng hoặc website chính thức.
Tài khoản có thể bị khóa nếu bạn nhập sai mật khẩu quá số lần quy định
Tài khoản ngân hàng còn 0 đồng không phải là vấn đề lớn, nhưng bạn cần nắm rõ các quy định và lưu ý về các khoản phí phát sinh để tránh ảnh hưởng đến tài chính cá nhân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay MSB thông qua trang web, hotline tổng đài 1900 6083 hoặc điểm giao dịch MSB gần nhất để được hỗ trợ nhé!