10 nguyên tắc vàng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân như một chuyên gia
10 nguyên tắc vàng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân như một chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn có thể nắm được chi tiết tài sản của mình đồng thời có kế hoạch chi tiêu, đầu tư và tận dụng tối đa giá trị tài sản. Vậy những nguyên tắc vàng trong quản lý tài chính các nhân là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết với MSB trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao quản lý tài chính cá nhân lại đóng vai trò quan trọng?
Quản lý tài chính cá nhân hiện nay đang được ví như chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa cuộc sống ổn định trong tương lai. Dưới đây là những lợi ích khi bạn học được cách quản lý tài chính của mình.
Quản lý tài chính cá nhân giúp luôn chủ động trong mọi tình huống
Nắm được dòng tiền và tình hình tài chính của bản thân, giúp bạn kiểm soát được tài chính của mình, đánh giá được tình hình chi tiêu so với mức thu nhập hiện tại có phù hợp hay không, cần thay đổi những gì…
Duy trì sự ổn định của nguồn tài chính: Quản lý tài chính của bản thân giúp duy trì, sự ổn định, cân bằng của nguồn tài chính hiện tại, lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, có những định hướng đầu tư hiệu quả.
Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân: Khi học được cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính phù hợp như mua nhà, mua xe…và ước tính được thời gian để hoàn thành những mục tiêu này.
Luôn chủ động tài chính trong các trường hợp khẩn cấp: Khi bạn xây dựng được quỹ dự phòng cho riêng mình sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm, luôn có sẵn một khoản tiền để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi quản lý tài chính cá nhân đúng cách sẽ giúp gia tăng giá trị tài sản, duy trì được nguồn tiền ổn định cũng như có thể đầu tư để có được cuộc sống đầy đủ hơn.
2. 10 nguyên tắc vàng trong quản lý tài chính cá nhân
Cách quản lý tài chính cá nhân như thế nào để đảm bảo sự ổn định của nguồn tiền và nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai không phải ai cũng biết. Dưới đây là bật mí 10 nguyên tắc vàng mà bất cứ ai muốn học cách quản lý tài chính cá nhân cần biết.
2.1 Lập mục tiêu tài chính rõ ràng
Lên kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn tiền lâu dài
Nguyên tắc đầu tiên trong quản lý tài chính cá nhân chính là phải các định và lập được mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể. Thời gian để thực hiện mục tiêu đó là bao lâu. Ví dụ như mục tiêu tài chính là mua nhà, mua xe, thanh toán hết 1 khoản nợ nào đó…
Sau khi đã xác định được mục tiêu tài chính việt tiếp theo là xây dựng kế hoạch ràng, chi tiết để nhanh chóng đạt được mục tiêu đó. Trong quá trình thực hiện mục tiêu nên có sự điều chỉnh cho phù hợp với thu nhập hiện tại, tình hình chi tiêu.
2.2. Sử dụng các công cụ theo dõi chi tiêu
Để có được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính cũng như kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề chi tiêu thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ theo dõi chi tiêu. Những công cụ này sẽ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá tình hình chi tiêu hiện tại, lập kế hoạch theo dõi ngân sách, quản lý việc đầu tư, điều chỉnh ngân sách… Một số công cụ hỗ trợ theo dõi chi tiêu như: ứng dụng Wiseflow, Money Loves, Spendee…
2.3 Phân chia thu nhập hợp lý cho các mục tiêu khác nhau
Phân chia thu nhập vào các mục tiêu khác nhau
Để việc theo dõi tài chính cá nhân đạt hiệu quả tối đa, bạn nên phân chia thu nhập của mình vào các mục tiêu tài chính khác nhau sao cho hợp lý nhất. Việc phân chia này sẽ dựa vào thói quen chi tiêu hàng ngày. Ví dụ như:
- Khoản tiền phục vụ cho nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xăng xe đi lại, tiền ăn, tiền học phí…
- Những khoản chi phí không thực sự cần thiết bao gồm phí mua sắm, giải trí, xem phim, du lịch… Khoản chi tiêu này giúp mang đến niềm vui, thả lỏng cho bạn và gia đình để tiếp thêm năng lượng cho công việc và học tập.
- Khoản phí đầu tư và tiết kiệm: Đây là khoản tiền giúp bạn có thể đảm bảo dược tương lai bao gồm đầu tư vào bảo hiểm, chứng khoán, gửi tiết kiệm…
2.4 Xây dựng quỹ dự phòng
Xây dựng quỹ dự phòng là để phục vụ cho những trường hợp khẩn cấp bất khả kháng như dịch bệnh, nghỉ việc, bệnh hiểm nghèo… Số tiền trong quỹ dự phòng này có thể lớn hơn hoặc bằng 3 tháng lương hiện tại. Số tiền này sẽ không được sử dụng vào nhu cầu hàng ngày. Xây dựng được quỹ dự phòng cho bản thân giúp bạn luôn duy trì được nguồn tài chính, giảm bớt những áp lực khi có phát sinh xảy ra.
2.5 Đầu tư vào các kênh phù hợp với khả năng tài chính và mục tiêu
Đầu tư chứng khoán để sinh lời lâu dài
Quản lý tài chính cá nhân còn là cách bạn biết điều tư vào các kênh phù hợp dựa trên tình hình tài chính hiện tại để sinh lời lâu dài. Những kênh đầu tư an toàn, có khả năng sinh lời cao như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư chứng khoán, tham gia vào các quỹ đầu tư…
Nhưng bạn cũng cần lưu ý, trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào đó hay tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro không đáng có, “mất cả chì lẫn chài”
2.6 Ưu tiên trả những khoản nợ có lãi suất cao trước
Ưu tiên trả hết những khoản nợ lãi suất cao sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa chi phí lãi suất. Số tiền đó bạn có thể sử dụng cho những mục tiêu khác. Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề hàng tháng phải trích ra một khoản để thanh toán nợ. Nếu không thanh toán được bạn sẽ bị rơi vào vòng xoáy nợ chồng nợ, số nợ cứ thế nhiều mãi lên, lâu dần bạn không còn khả năng trả.
Khi bạn ưu tiên trả trước được những khoản nợ lớn với lãi suất cao, gánh nặng tài chính sẽ được giảm đi một phần, bạn sẽ có nhiều kế hoạch tài chính cho tương lai hơn.
2.7 Tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm
Sự thành công của những người giàu không chỉ ở khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà còn ở da dạng nguồn thu nhập. Hiểu đơn giản, nếu muốn tăng thêm thu nhập bạn không chỉ trông chờ vào một khoản tiền cố định hàng tháng. Thay vào đó bạn hãy đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình như kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh online, quản lý fanpage hoặc làm Freelance.
2.8 Mua bảo hiểm phù hợp
Đầu tư một khoản tài chính phù hợp vào bảo hiểm cũng là môt cách để bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bạn có thể chọn đầu tư vào bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm nhân thọ hoặc có thể mua cả hai loại.
Trong đó bảo hiểm xã hội sẽ giúp hỗ trợ bạn về tài chính khi gặp tai nạn, bệnh tật hoặc có lương hưu. Còn bảo hiểm nhân thọ sẽ làm nhiệm vụ bồi thường một khoản tiền nhất định khi có sự cố xảy ra hoặc trở thành tài sản tích lũy sau này.
Đầu tư hai loại bảo hiểm này vừa là cách để bảo vệ tài chính cho chính bản thân bạn mà còn hạn chế tối đa rủi ro. Nhưng trước khi quyết định tham gia vào bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nào bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng để tránh tình trạng không thể theo được đến cuối cùng.
2.9 Quy tắc 50-30-20
Trong quản lý tài chính cá nhân, nhiều người đã áp dụng quy tắc 50:30:20 để giúp tận dụng tối đa tài chính hiện có trong chi tiêu mà vẫn có một khoản nhỏ dự phòng. Cách thực hiện như sau: Bạn chi thu nhập hàng tháng của mình thành 3 phần. Trong đó:
- Chi phí cố định chiếm 50% bao gồm chi phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại
- 30% thu nhập dành cho chi phí mua sắm, giải trí hay những chi phí phát sinh khác. Chi phí này sẽ không cố định ở các tháng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để có được một khoản nhỏ tiết kiệm từ đây.
- Phí tiết kiệm: 20% thu nhập. Chi phí này giúp giải quyết tài chính trong những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp.
2.10 Quy tắc 6 cái lọ
Áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân là một trong những cách giúp bạn vừa kiểm soát được dòng tiền lại vẫn có một khoản nhỏ để dành. Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính cá nhân được thực hiện như sau:
- Lọ chi tiêu thiết yếu chiếm 55% thu nhập hàng tháng: Chiếc lọ này để phục vụ cho hoạt động chi tiêu hàng ngày như ăn uống, nhà ở, đi lại, xăng xe, học phí…Bạn chỉ được phép chi tiêu ở số tiền đã chia. Từ đó giúp thay đổi lối sống cho phù hợp nhất với điều kiện tài chính.
- Lọ quỹ giáo dục chiếm 10% thu nhập: là khoản tiền hàng tháng cất đi dành cho việc học của con và nâng cao kiến thức cho bản thân. Đầu tư vào giáo dục không bao giờ là lỗ.
- Lọ tiết kiệm dài hạn chiếm 10% thu nhập hàng tháng: lọ này sẽ chứa khoản tiền tiết kiệm cho tương lai, phục vụ những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe… hoặc sử dụng vào những trường hợp khẩn cấp.
- Lọ quỹ đầu tư tài chính chiếm 10% thu nhập: Hàng tháng bạn dành ra khoảng 10% thu nhập để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, mua cổ phiếu hoặc đầu tư nhỏ để kiếm thêm thu nhập.
- Lọ quỹ hưởng thụ chiếm 10% thu nhập: đây là lọ đựng khoản tiền giúp cho bản thân thư giãn, thoải mái sau một thời gian học tập, làm việc căng thẳng. Khoản tiền này có thể dùng để mua sắm, xem phim, du lịch…
- Lọ chứa quỹ từ thiện khoảng 5% thu nhập dùng để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
3. Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân
Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn có thể có được mức sống cao hơn, đầy đủ hơn trong tương lai. Nhưng đôi khi những sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân sẽ khiến cho mọi kế hoạch tài chính không thể thực hiện được.
3.1 Không có kế hoạch
Không xây dựng được kế hoạch tài chính cụ thể sẽ khiến cho việc chi tiêu trở nên vô cùng
Không xây dựng được kế hoạch tài chính phù hợp sẽ dẫn đến việc tiêu tiền theo cảm hứng, không giới hạn. Bạn đang không biết mình tiêu tiền vào đâu, tiêu tiền vì mục đích gì, tiêu tiền có phù hợp hay không và rất có nguy cơ lâm vào cảnh nợ nần.
Việc lên kế hoạch tài chính chi tiêu sẽ rất có lợi trong việc kiểm soát tình hình tài chính và chi tiêu của bạn trong một khoảng thời gian cụ thể. Đó cũng là cơ sở để bạn có thể điều chỉnh được kế hoạch tài chính trong tương lai.
3.2 Chi tiêu không kiểm soát
Chi tiêu không có kiểm soát cũng khiến cho mọi kế hoạch tài chính của bạn không thể thực hiện được. Khi bạn không lên được kế hoạch chi tiêu phù hợp đồng nghĩa với tình trạng chi tiêu không kiểm soát xuất hiện. Lúc này bạn dễ bị sa vào những cám dỗ, mua những món hàng không thực sự cần thiết hoặc mua những món hàng không chất lượng, không sử dụng được. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền, lâm vào nợ nần.
3.3 Sợ đầu tư
Đầu tư là một trong những cách giúp làm tăng thu nhập nhanh và bền vững. Nhưng nhiều người lại sợ mạo hiểm mà không dám đầu tư hoặc chỉ dám đầu tư vào những kênh an toàn như gửi tiết kiệm ngân hàng và lấy lãi suất thấp. Phương thức này được đánh giá là bị động, lãi suất không quá hấp dẫn mà tiền lại nhanh mất giá.
Để có thể thu lại được lãi suất cao hơn nhiều lần so với gửi tiết kiệm ngân hàng thì bạn có thể đầu tư vào chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, bất động sản… Nhưng trước khi đầu tư cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng, tìm hiểu chi tiết để tránh gặp phải rủi ro, có thể mất cả vốn lẫn lời.
3.4 Không có quỹ dự phòng
Không xây dựng quỹ dự phòng cá nhân cũng là một trong những sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân. Chính vì không có quỹ này mà khi gặp những tình huống phát sinh như thất nghiệp, tai nạn hoặc bệnh tất bất ngờ… sẽ khiến bạn bị động, không kịp xử lý làm tăng áp lực tài chính dẫn đến nợ nần.
3.5 Thiếu tự tin vào khả năng quản lý tài chính
Khi bạn không tự tin vào khả năng quản lý tài chính của bản thân mình sẽ không lên được kế hoạch cũng như mục tiêu tài chính phù hợp. Từ đó sẽ xuất hiện tình trạng chi tiêu không kiểm soát làm cho dòng tiền bị hao hụt, lâu dần sẽ lâm vào cảnh nợ nần, tiền làm không đủ tiêu.
Nắm vững được các quy tắc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn kiểm soát tốt nguồn tài chính của mình. Từ đó xây dựng được nền tảng vững chắc cho tương lai tươi đẹp. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thể sử dụng được tài sản của mình hiệu quả nhất. Nếu bạn quan tâm đến các giải pháp tài chính của MSB, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 19006083 để được hỗ trợ.