Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? Giải đáp chi tiết
Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản? Giải đáp chi tiết
Nợ quá hạn và mất khả năng thanh toán là nỗi lo sợ của nhiều người khi vay ngân hàng. Bạn có thể thắc mắc về thời gian nợ quá hạn dẫn đến việc bị khởi kiện và khi nào tài sản thế chấp có thể bị phát mại. Thực tế, thời gian cụ thể để ngân hàng khởi kiện hoặc phát mại tài sản phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng và điều kiện trong hợp đồng vay vốn .
Để tránh tình trạng nợ quá hạn và tìm cách giải quyết khi gặp phải, bạn cần hiểu rõ chính sách của ngân hàng và các quy định liên quan. Bài viết dưới đây của MSB sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản . Hãy cùng theo dõi để nắm bắt kiến thức cần thiết!
1. Phát mại tài sản là gì?
Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm "phát mại" hay "phát mại tài sản", thuật ngữ này vẫn được sử dụng phổ biến trong hoạt động cho vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Phát mại tài sản có thể hiểu là quá trình bán tài sản bảo đảm theo các thủ tục pháp lý công khai. Trong trường hợp người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ tổ chức việc công bố và bán tài sản bảo đảm công khai để thu hồi khoản nợ.
Phát mại tài sản là gì?
2. Quy định của pháp luật về phát mại tài sản
Khi người thế chấp tài sản không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp, tài sản thế chấp có thể được xử lý bằng các phương thức quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
- Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận áp dụng một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau:
- Bán đấu giá tài sản.
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ của bên bảo đảm.
- Phương thức khác.
- Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, tài sản sẽ được bán đấu giá, trừ khi luật có quy định khác.
3. Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản?
Ngân hàng thực hiện phát mại tài sản khi khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu, thường là nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc trong các trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán.
Khi tiến hành phát mại tài sản, ngân hàng sẽ thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nếu đáp ứng đủ các quy định pháp luật. Sau khi thu giữ, ngân hàng phải công khai thông tin về việc thu giữ tài sản trên trang thông tin điện tử và gửi thông báo đến các đối tượng sau:
- Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm.
- Bên vay thế chấp , gửi đến địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm hoặc trực tiếp.
Nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản?
4. Trình tự phát mại tài sản của ngân hàng
Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện công khai và minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Các bước thực hiện thủ tục phát mại tài sản bao gồm:
- Thông báo về việc xử lý tài sản: Theo quy định của pháp luật, ngân hàng sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc phát mại tài sản bảo đảm đến các bên liên quan, nêu rõ lý do, mô tả tài sản, nghĩa vụ bảo đảm và thông tin về địa điểm, thời gian, phương thức xử lý tài sản.
- Định giá tài sản: Định giá tài sản qua tổ chức định giá hoặc thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo giá phù hợp với thị trường.
- Bán tài sản: Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu bên bảo đảm hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh, họ có quyền nhận lại tài sản, trừ khi pháp luật có quy định khác về thời điểm nhận lại tài sản trước khi xử lý. Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản hoặc bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ, tài sản sẽ được đưa ra bán đấu giá. Thông tin liên quan đến đấu giá phải bao gồm: tên tài sản và địa điểm tài sản đấu giá, tên của tổ chức và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức và người có tài sản đấu giá, thời gian và địa điểm đấu giá, điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá, cùng với giá khởi điểm và tiền đặt trước nếu có.
- Thanh toán số tiền thu được: Số tiền từ việc phát mại tài sản được dùng để thanh toán chi phí liên quan và trả theo thứ tự ưu tiên. Nếu số tiền thu được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm, phần nghĩa vụ chưa thanh toán sẽ được coi là không có bảo đảm. Nếu số tiền thu được cao hơn, phần chênh lệch phải được trả lại cho chủ sở hữu tài sản.
- Chuyển quyền sở hữu: Khi pháp luật yêu cầu chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, thì hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản có thể thay thế cho các giấy tờ này trong hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu hoặc người thi hành án và người mua tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người có quyền sẽ tuân theo quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. Sau khi hoàn tất các thủ tục xử lý, người nhận chuyển quyền sẽ được Văn phòng Đăng ký đất đai cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản theo quy định.
5. Các hình thức phát mại tài sản phổ biến hiện nay
Khi người thế chấp tài sản không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp, ngân hàng có thể thực hiện phát mại tài sản thế chấp theo các phương thức quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
- Bán đấu giá tài sản: Đây là hình thức bán tài sản công khai, nơi nhiều người tham gia đấu giá và người trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản. Theo Luật đấu giá tài sản, đấu giá là phương thức bán tài sản qua việc trả giá từ thấp lên cao, với ít nhất hai người tham gia đấu giá, theo nguyên tắc và trình tự quy định.
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản: Nếu trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận hoặc bên bảo đảm đồng ý, bên nhận bảo đảm có thể tự thực hiện việc bán tài sản để thu hồi giá trị nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện.
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ: Trong trường hợp giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, các bên có thể thỏa thuận để bên nhận bảo đảm nhận tài sản đó thay cho việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm phải trả lại phần chênh lệch cho bên bảo đảm và ngược lại
Thủ tục phát mại của ngân hàng
Trên đây là những thông tin chi tiết về nợ ngân hàng bao lâu thì bị phát mại tài sản liên quan mà nhiều bạn đọc quan tâm. Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý hơn trong trường hợp đã nợ quá hạn hoặc cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay vốn ngân hàng. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách phòng chống cách lừa tiền. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc kiểm tra nợ xấu, hãy liên hệ ngay cho MSB qua website MSB, hotline tổng đài 1900 6083 hoặc điểm giao dịch MSB gần nhất.
Xem thêm các bài viết:
- Hướng dẫn cách tính lãi suất vay mua nhà mới nhất - MSB
- Làm sao để vay xây nhà Ngân hàng tiết kiệm nhất ?
- Vay thế chấp sổ đỏ - Lãi suất và hạn mức vay bao nhiêu?