Lợi ích khi mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
Lợi ích khi mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi là một cách hiệu quả để các bậc phụ huynh xây dựng nền tảng tài chính ổn định, giúp chuẩn bị tốt cho tương lai của con em mình, bao gồm các nhu cầu về học tập, sinh hoạt và phát triển sự nghiệp. Hãy cùng khám phá bài viết sau từ MSB để hiểu rõ hơn về những lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện hình thức tiết kiệm này.
Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
1. Trẻ em dưới 18 tuổi có được mở sổ tiết kiệm không?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi, nếu không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, được phép gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ mở tài khoản tiết kiệm cho trẻ dưới 18 tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ chính sách của từng ngân hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, phụ huynh có thể chờ đến khi con đủ 18 tuổi. Khi đó, con đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo pháp luật, và gia đình sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về các sản phẩm tiết kiệm, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính trong tương lai.
Mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi có được không?
2. Lợi ích của việc gửi tiết kiệm cho con
Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi bạn chọn mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi:
2.1 Giáo dục tài chính
Việc cha mẹ mở sổ tiết kiệm cho con và duy trì thói quen gửi tiền thường xuyên không chỉ giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền mà còn hình thành kỹ năng tài chính quan trọng ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng này không chỉ giúp con tự chủ về tài chính mà còn là nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai. Khoản tiền tiết kiệm trong sổ có thể được sử dụng vào các mục đích thiết thực như chi trả học phí, sinh hoạt phí khi con bước vào đại học hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, giúp con phát triển toàn diện hơn. Việc này không chỉ mang lại lợi ích về mặt tài chính mà còn giúp con học được cách lập kế hoạch và quản lý tài chính hiệu quả.
2.2 Tạo lập nguồn vốn
Mở tài khoản tiết kiệm sớm cho con không chỉ giúp trẻ hình thành thói quen quản lý tài chính ngay từ nhỏ mà còn là cách để cha mẹ xây dựng một nền tảng tài chính ổn định cho tương lai của con. Khoản tiền tích lũy qua thời gian có thể được sử dụng vào các mục tiêu quan trọng như chi phí học tập, khởi nghiệp, hoặc hỗ trợ những kế hoạch dài hạn khác, tạo động lực và điều kiện cần thiết để con hiện thực hóa ước mơ.
2.3 Lãi suất hấp dẫn.
Tiền gửi ngân hàng sẽ tăng giá trị dựa trên mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phụ huynh chọn ngân hàng có lãi suất cao và thời gian gửi dài, số tiền lãi nhận được sẽ càng lớn. Nhờ vậy, khoản tích lũy này có thể hỗ trợ con thực hiện những mục tiêu lớn trong tương lai như học đại học, du học hoặc bắt đầu khởi nghiệp.
2.4 An toàn, bảo mật.
So với các hình thức đầu tư khác, mở tài khoản tiết kiệm được đánh giá là lựa chọn an toàn và ít rủi ro hơn. Số tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng được Quỹ Bảo hiểm tiền gửi do Nhà nước quản lý bảo vệ, giúp đảm bảo quyền lợi cho người gửi trong mọi tình huống.
Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay áp dụng nhiều lớp bảo mật tiên tiến như mã OTP, nhận diện sinh trắc học và hệ thống giám sát 24/7. Những công nghệ này giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đánh cắp thông tin hay xâm nhập trái phép, mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng khi gửi tiền.
Sổ tiết kiệm có tính bảo mật cao cho nguồn vốn con bạn
3. Tiêu chí chọn ngân hàng mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
Lựa chọn ngân hàng để mở sổ tiết kiệm cho con là một quyết định quan trọng mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng bạn nên lưu ý khi lựa chọn ngân hàng:
- Lãi suất (chia theo kỳ hạn): Lãi suất là yếu tố quyết định đến số tiền bạn và con bạn sẽ nhận được từ khoản tiết kiệm. Các hình thức tiết kiệm phổ biến gồm:
- Tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là lựa chọn phổ biến của nhiều bậc phụ huynh vì lãi suất thường cao hơn, tùy vào kỳ hạn gửi (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, v.v.). Kỳ hạn dài hơn thường đi kèm với lãi suất hấp dẫn hơn.
- Tiết kiệm không kỳ hạn: Với hình thức này, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần thông báo trước. Tuy nhiên, lãi suất thấp hơn nhiều so với tiết kiệm có kỳ hạn.
- Số tiền gửi tối thiểu: Mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu số tiền gửi tối thiểu khác nhau khi mở sổ tiết kiệm, dù là gửi trực tiếp tại ngân hàng hay qua hình thức online. Bạn nên tham khảo thông tin trên website của ngân hàng hoặc đến trực tiếp để được tư vấn.
- Phương thức trả lãi: Nếu bạn không cần sử dụng khoản tiền này trong thời gian ngắn, bạn có thể chọn phương thức trả lãi cuối kỳ để tối đa hóa lợi nhuận. Nếu bạn cần tiền định kỳ, có thể chọn trả lãi trước hoặc trả lãi theo chu kỳ định kỳ (hàng tháng, quý, v.v.).
- Ưu đãi và lợi ích bổ sung: Chọn ngân hàng uy tín với nhiều ưu đãi sẽ giúp bạn tận hưởng các quyền lợi tốt nhất. Ngoài ra, ngân hàng có các dịch vụ hỗ trợ như bảo mật cao, tư vấn tài chính tốt cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong việc gửi tiền cho con.
Ví dụ Ngân hàng MSB cho phép mở sổ tiết kiệm với số tiền tối thiểu khá hợp lý là 1 triệu đồng ngoài ra MSB cho phép bạn lựa chọn phương thức trả lãi linh hoạt, có thể trả lãi cuối kỳ hoặc trả lãi định kỳ hàng tháng, giúp bạn dễ dàng quản lý tài chính theo nhu cầu. Không những thế, MSB còn có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng mới, cũng như các ưu đãi giảm phí giao dịch hoặc tặng quà.
4. Các loại hình sổ tiết kiệm phù hợp cho trẻ em dưới 18 tuổi
4.1 Sổ tiết kiệm truyền thống
Tiết kiệm truyền thống là cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm tiền và nhận lãi từ ngân hàng. Khi mở tài khoản tiết kiệm, bố mẹ cần chọn một khoảng thời gian gửi tiền cố định, như 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Tiền lãi sẽ được trả vào cuối kỳ hoặc hàng tháng cho con, tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. Tất cả các thủ tục, từ việc mở sổ tiết kiệm đến gia hạn tiền gửi, đều thực hiện trực tiếp tại ngân hàng.
4.2 Sổ tiết kiệm tích lũy
Tiền tích lũy là hình thức tiết kiệm mà người gửi sẽ gửi một số tiền nhất định vào tài khoản định kỳ bất kỳ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Mỗi lần gửi tiền sẽ làm tăng số dư tài khoản và ngân hàng sẽ tính lãi suất cho số tiền gốc tăng lên sau mỗi lần gửi. Mặc dù số tiền gửi mỗi lần có thể nhỏ đi, nhưng tích hợp tiểu thành đại sẽ giúp bạn xây dựng một khoản tiền lớn hơn theo thời gian.
Lãi suất, ngân hàng sẽ trả lãi vào thời điểm quy định như hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, tùy theo thỏa thuận. Bạn có thể chọn phương thức thanh toán trước, sau hoặc thanh toán bất kỳ. Nếu cần rút tiền trước thời hạn, bạn vẫn có thể thực hiện như các sản phẩm tiết kiệm khác, nhưng lãi suất được nhận sẽ bằng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền.
4.3 Sổ tiết kiệm online
Tiết kiệm online là cách tiết kiệm tiền qua Internet mà bạn không cần phải đến ngân hàng. Bố mẹ chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối mạng để mở tài khoản tiết kiệm. Hình thức này ngày càng phổ biến vì tiện lợi và nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng còn cung cấp lãi suất hấp dẫn với các lựa chọn kỳ hạn linh hoạt, giúp bạn dễ dàng tiết kiệm và sinh lời cho những kế hoạch tương lai.
Sổ tiết kiệm ngân hàng MSB-lựa chọn hàng đầu nhiều khách hàng
5. Lưu ý khi gửi sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
- Chọn kỳ hạn: Mỗi kỳ hạn có mức lãi suất khác nhau, thường kỳ hạn dài sẽ có lãi suất cao hơn.
- Số tiền gửi: Ba mẹ cần xem xét khả năng tài chính để duy trì khoản tiền gửi đều đặn mỗi tháng mà không ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình. Tránh việc rút tiền trước hạn vì sẽ làm giảm số lãi nhận được.
- Phương thức nhận lãi: Các ngân hàng thường cung cấp nhiều lựa chọn như nhận lãi hàng tháng, hàng quý hoặc khi đáo hạn. Phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn phương thức phù hợp với mục đích sử dụng tiền của gia đình, ví dụ nếu muốn có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, có thể chọn nhận lãi định kỳ. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng các thông tin về phương thức nhận lãi được ghi chính xác trong hợp đồng để tránh những nhầm lẫn khi thực hiện giao dịch.
- Ưu đãi: Các ngân hàng thường xuyên có các chương trình ưu đãi như tăng lãi suất, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà... dành cho khách hàng gửi tiết kiệm cho con. Hãy theo dõi các chương trình này để tối đa hóa lợi ích cho khoản tiết kiệm của con.
- Rủi ro: Khi ký hợp đồng gửi tiết kiệm, phụ huynh cần đọc kỹ các thông tin như họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ, để tránh sai sót. Hợp đồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.
Trên đây là những thông tin về quy trình mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi mà MSB muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp phụ huynh có thể quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo khoản tiết kiệm của con sinh lời tốt nhất. Nếu bạn đang có thắc mắc gì về vấn đề trên, đừng ngần ngại liên hệ với MSB chúng tôi qua hotline 1900 8063 để nhận được sự tư vấn tận tình.