Lãi suất thả nổi là gì? Lợi ích, rủi ro và cách sử dụng hiệu quả
Lãi suất thả nổi là gì? Lợi ích, rủi ro và cách sử dụng hiệu quả
Lãi suất thả nổi là một trong những thuật ngữ quen thuộc với những ai đang đầu tư, làm giàu từ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đây là một trong những chỉ số có ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của các sản phẩm tài chính khác. Nhưng không phải ai cũng hiểu được lãi suất thả nổi là gì? Công thức tính như thế nào? Nên sử dụng như thế nào cho hiệu quả. MSB sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Lãi suất thả nổi là thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính ngân hàng
1. Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi còn được biết đến với tên gọi lãi suất biến động
Lãi suất thả nổi hay còn được gọi là lãi suất biến động là một dạng lãi suất mà giá trị của nó phụ thuộc mật thiết vào biến động của thị trường tài chính hiện tại cũng như thời gian.
Thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi định kỳ thường được các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thực hiện vào mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Trong đó mức điều chỉnh lãi suất là bao nhiêu còn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người vay với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính và được thể hiện rõ trên hợp đồng dịch vụ.
Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp ngân hàng số tiền là 100 triệu trong thời hạn 1 năm. Trong đó mức lãi suất 6 tháng đầu là 0,5%/ tháng. 6 tháng còn lại lãi suất sẽ được tính trên lãi suất thả nổi. Khi áp dụng lãi suất thả nổi, có thể khoản vay của bạn sẽ phải thanh toán lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn so với lãi suất ban đầu. Vì vậy khách hàng hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Xem thêm: Hướng dẫn tính lãi suất vay mua nhà mới nhất 2023 - MSB
2. Cách tính lãi suất thả nổi
2.1. Công thức tính lãi suất thả nổi
Công thức tính lãi suất thả nổi đơn giản
Nếu cần tính lãi suất thả nổi bạn hãy áp dụng công thức sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Trong đó:
Lãi suất cơ sở hay còn gọi là lãi suất tham chiếu/ lãi suất tham khảo là loại lãi suất cố định được quy định bởi Ngân hàng Nhà Nước. Lãi suất tham chiếu này lấy cơ sở từ lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng… Trong đó lãi suất cơ sở này lại phụ thuộc vào thời gian vay vốn.
Biên độ lãi suất là mức điều chỉnh lãi suất của các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng dựa trên tình hình tài chính hiện tại. Biên độ lãi suất sẽ được thỏa thuận và ghi rõ ràng, chi tiết trong hợp đồng vay. Cũng có những trường hợp, biên độ lãi suất được tính bằng sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
2.2. Ví dụ cụ thể về cách tính lãi suất thả nổi trong các khoản vay
Nếu bạn cần vay 200 triệu từ ngân hàng trong kỳ hạn 12 tháng. 3 tháng đầu tiên, lãi suất vay chỉ là 1%/ tháng được quy định chi tiết trên hợp đồng. Từ tháng thứ 4 trở đi, lãi suất sẽ được điều chỉnh lên mức 1,3%/ tháng.
Theo công thức đề cập ở trên, trong 3 tháng đầu tiên, lãi suất là 1%/tháng, tức là lãi suất hàng tháng là: 200.000.000 * 1% = 2.000.000 đồng.
Sau 3 tháng, lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng lên 1.3%/tháng. Do đó, lãi suất hàng tháng sẽ là: 200.000.000 * 1.3% = 2.600.000 đồng.
3. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng lãi suất thả nổi
Sau khi đã hiểu được cách tính lãi suất thả nổi, hãy cùng MSB nghiên cứu chi tiết hơn về những lợi ích và rủi ro khi sử dụng lãi suất thả nổi để có những quyết định phù hợp.
3.1. Lợi ích của lãi suất thả nổi
Một số lợi ích của lãi suất thả nổi mà khách hàng nên biết:
- Tính linh hoạt cao: Bản chất của lãi suất thả nổi là biến động theo thị trường tài chính và có thể tự điều chỉnh được theo các chỉ số tham chiếu như lãi suất cơ bản hoặc chỉ số lạm phát. Vì vậy nó cho phép người vay sử dụng các sản phẩm tài chính một cách linh hoạt nhất cũng như tối ưu hóa lợi ích nhất.
Lãi suất thả nổi có tính linh hoạt rất cao
- Giúp chống lạm phát: Lãi suất thả nổi luôn linh hoạt, biến động theo thị trường. Vì vậy trong trường hợp lạm phát tăng cao, lãi suất thả nổi cũng tăng theo giúp bảo vệ được giá trị khoản vay hoặc khoản đầu tư cho khách hàng, giảm rủi ro đến mức tối đa.
- Tiết kiệm chi phí: Mức lãi suất cơ sở của lãi suất thả nổi thấp hơn nhiều so với lãi suất cố định. Vì vậy nó sẽ giúp cho người vay tiết kiệm được một chi phí trả lãi không nhỏ.
- Thích hợp với vay ngắn hạn : Lãi suất thả nổi thường được áp dụng vào những khoản vay ngắn hạn để giúp cho người vay được hưởng lãi suất thấp nhất hoặc tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng các sản phẩm tài chính khác.
Lãi suất thả nổi phù hợp với những khoản vay ngắn hạn, lãi suất thấp
- Khả năng tự điều chỉnh: Các điều kiện và điều khoản của lãi suất thả nổi khá linh hoạt. Ngoài vay, người đầu tư thoải mái lựa chọn những thời điểm điều chỉnh lãi suất tùy theo điều kiện tài chính thực tế của mình.
- Tính minh bạch: Như chúng ta đã biết, các chỉ số tham chiếu cũng như cơ chế điều chỉnh lãi suất của lãi suất thả nổi được thực hiện công khai và minh bạch. Khách hàng vay tiền hoặc nhà đầu tư nắm được tất cả những biến động của thị trường tài chính có liên quan đến lãi suất thả nổi. Từ đó có thể đưa ra được những quyết định đầu tư chính xác.
3.2. Rủi ro của lãi suất thả nổi
Những lợi ích mà lãi suất thả nổi mang đến là điều chúng ta không thể phủ nhận. Nhưng lãi suất cho vay thả nổi vẫn có một số rủi ro nhất định mà người vay hoặc nhà đầu tư cần chú ý:
Không thực sự ổn định : Lãi suất thả nổi biến động theo thời gian, vì vậy số tiền phải trả hàng tháng cũng có sự thay đổi, gây ra tâm lý lo lắng cho người vay hặc những nhà đầu tư.
Lãi suất thả nổi không ổn định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan
Rủi ro tài chính: Lãi suất thả nổi có thể tăng vụt lên hoặc hạ xuống tùy theo biến động của thị trường. Nếu trong trường hợp lãi suất tăng quá cao sẽ gây ra những khó khăn về tài chính cho nhà đầu tư hoặc người vay.
Khó tính toán: Với lãi suất thả nổi, người vay rất khó có thể tính toán và dự đoán được biến động của lãi suất trong tương lai. Vì vậy, dễ xuất hiện những rủi ro tài chính.
Phụ thuộc vào thị trường, khó điều chỉnh ngân sách: Lãi suất thả nổi chịu ảnh hưởng nhiều từ các chỉ số thị trường cũng như lãi suất tham chiếu, biến động của thị trường tài chính cũng các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Đó là lý do khiến cho việc dự tính và điều chỉnh ngân sách của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, lãi suất cũng có sự thay đổi, không đồng đều nên việc lập kế hoạch quản lý tài chính cũng trở nên khó khăn hơn.
4. Khi nào nên sử dụng lãi suất thả nổi?
Nên sử dụng lãi suất thả nổi trong trường hợp vay thế chấp, có tài sản đảm bảo
Lãi suất thả nổi không cố định nên người vay sẽ khó có thể biết kì tiếp theo mình phải thanh toán bao nhiêu tiền lãi suất, số tiền thanh toàn ít hay nhiều vì vậy sẽ gây ra những khó khăn không hề nhỏ trong việc kiểm soát tài chính, thu chi cá nhân. Vậy khi nào nên sử dụng lại suất thả nổi? MSB khuyên bạn nên dùng lãi suất thả nổi trong những trường hợp sau:
- Khi cần một khoản vay ngắn hạn, số tiền vay không quá lớn thì có thể áp dụng hình thức lãi suất thả nổi để tiết kiệm được một tiền phải chi trả cho lãi suất.
- Khách hàng cần vay theo tài sản đảm bảo để mua nhà , mua xe với lãi suất vay không lớn.
5. So sánh lãi suất thả nổi với lãi suất cố định
So sánh, phân biệt được giữa lãi suất vay cố định với lãi suất thả nổi sẽ giúp khách hàng đưa ra được những quyết định đầu tư phù hợp.
Thuật ngữ | Lãi suất thả nổi | Lãi suất cố định |
Định nghĩa | Là lãi suất thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh dựa trên các chỉ số thị trường tài chính cũng như đơn vị quản lý. | Là lãi suất được xác định từ đầu khi khách hàng vay vốn và cố định trong suốt thời gian vay. |
Bản chất | Lãi suất thay đổi và được điều chỉnh định kỳ theo thị trường tài chính. | Lãi suất được xác định tại thời điểm vay và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay. |
Thời hạn | Thời hạn ngắn dao động từ 1-5 năm | Thời hạn dài từ 1 năm lên đến 30 năm. |
Dự toán chi phí | Lãi suất phụ thuộc vào biến động của thị trường nên không thể dự tính trước được chi phí phải trả. | Lãi suất luôn cố định, không biến động theo thị trường nên có thể dự trù được trước số tiền sẽ phải trả. |
Khả năng thích nghi | Thích nghi tốt với những biến động của thị trường tài chính | Không có khả năng thích nghi với biến động thị trường và Khi lãi suất giảm thì số tiền phải trả có thể nhiều hơn. |
Đối tượng | Phù hợp với những người có nhu cầu vay ngắn hạn hoặc vay có tài sản đảm bảo. | Phù hợp với những người vay có khả năng tài chính linh hoạt và mong muốn tận dụng tốt nhất mức lãi suất thị trường để tăng thêm thu nhập. |
Chi phí | Chi phí không cao bằng lãi suất cố định | Lãi suất cố định có chi phí cao hơn so với lãi suất thả nổi |
Rủi ro | Có rủi ro khi thị trường tài chính gặp biến động và lãi suất tăng lên. | Không có rủi ro khi thị trường xảy ra biến động |
Bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin tổng quan về lãi suất thả nổi là gì, đưa ra những so sánh chi tiết về lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Có thể nói, lãi suất thả nổi mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Việc lựa chọn hình thức lãi suất nào còn tùy thuộc vào điều kiện tài chính của bản thân, sự biến động của thị trường cũng như điều kiện trong khoản vay.
Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt trội của công nghệ hiện nay, việc quản lý khoản vay cũng như lãi suất và biến động số dư đã trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng ngân hàng MSB mBank. Nhờ ứng dụng này, người vay có thể kiểm soát được tài chính của mình, từ đó có được những quyết định đầu tư phù hợp, ít rủi ro nhất.