CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XANH TẠI MSB
CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XANH TẠI MSB
Để từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, xanh hóa danh mục đầu tư, MSB đã ban hành Danh sách các lĩnh vực xanh trong hoạt động cấp tín dụng tại MSB theo Quyết định số 398/2024/QĐ-TGĐ4 ngày 16/01/2024.
Danh sách các lĩnh vực xanh của MSB được xây dựng dựa trên việc tham khảo Dự thảo Quyết định Về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh của Thủ tướng Chính phủ và Phương pháp luận Tín dụng xanh của Ngân hàng phát triển danh nghiệp Hà Lan (FMO). Trên cơ sở đó, MSB xác định Tín dụng xanh sẽ bao gồm hai phạm vi sau đây:
I. Tín dụng xanh là các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có các dự án đầu tư thuộc 9 lĩnh vực sau đây:
1. Năng lượng:
- Điện mặt trời, Điện gió, Điện từ năng lượng địa nhiệt, Điện sinh khối, Năng lượng hải dương, Hydrogen xanh, năng lượng sinh học, ….
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ năng lượng tái tạo, Cải tạo các nhà máy để tăng hiệu suất sử dụng, …
2. Giao thông vận tải: Mua sắm phương tiện carbon thấp, Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải carbon thấp,
3. Tài nguyên nước: Khai thái, xử lý và cung cấp nước sạch; Khử mặn, Tiết kiệm nước;
4. Xây dựng: Xây dựng, cái tạo các công trình xanh, giảm phát thải carbon,
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học:
- Nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao,
- Trồng rừng và tái trồng rừng; Bảo tồn rừng; Bảo vệ và lưu giữ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Du lịch sinh thải; …
- Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản bền vững, …
- Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi đất; thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp; …
6. Công nghiệp chế biến, chế tạo: Sản xuất chế tạo thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng, thiết bị phục vụ phát triển công nghệ carbon thấp, phương tiện giao thông vận tải carbon thấp; máy móc, thiết bị bảo vệ môi trường; máy móc, thiết bị phục vụ công nghệ hydrogen, …
7. Chất thải:
- Thu gom, phân loại, xử lý và tái chế rác thải;
- Thu gom và xử lý nước thải;
- Xử lý khí thải;
8. Thông tin, truyền thông và dịch vụ:
- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường;
- Giáo dục bảo vệ môi trường;
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng tài nguyên hiệu quả và ứng phó biến đổi khí hậu;
- Dịch vụ hỗ trợ bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
9. Chuyển đổi xanh:
- Sản xuất điện, nhiệt hoặc làm mát từ nhiên liệu khí;
- Chế biến sản phẩm thủy sản bền vững;
- Sản xuất sắt, thép, xi măng sử dụng năng lượng hiệu quả;
(Chi tiết xem tại Phụ lục 01 của QĐ 398)
II. Tín dụng xanh là các khoản cấp tín dụng cho dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh theo ngành nghề, lĩnh vực mà khách hàng có các chứng chỉ, chứng nhận xanh liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực đó. MSB đã liệt kê danh sách một số chứng chỉ, chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn lĩnh vực xanh cho ngành dệt may, ngành thủy hải sản, ngành nông lâm nghiệp và ngành công trình xanh.
(Chi tiết xem tại Phụ lục 02 của QĐ 398)
Để một khoản vay được xác nhận là xanh tại MSB thì ngoài các quy trình thẩm định cho một khoản tín dụng thông thường, MSB sẽ có 02 bước xác nhận khoản vay có phải Tín dụng xanh hay không. Bước xác nhận thứ nhất do Đơn vị kinh doanh tự thực hiện căn cứ theo Danh sách các lĩnh vực xanh đã ban hành. Bước xác nhận thứ hai là tham vấn ý kiến của Bộ phận quản lý rủi ro MTXH, là bộ phận có chuyên môn chuyên trách về Tín dụng xanh xác nhận.
Ngay sau khi ban hành Danh sách các lĩnh vực xanh trong hoạt động cấp tín dụng, MSB đã ban hành 02 gói Giải pháp Tín dụng xanh với quy mô 3.500 tỷ VNĐ vào tháng 02/2024. Để triển khai các gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi này, MSB đã tổ chức các lớp đào tạo cho tất cả cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng và truyền thông nội bộ đến toàn thể cán bộ nhân viên MSB.