Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng: Hướng dẫn chi tiết A-Z
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng: Hướng dẫn chi tiết A-Z
Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những cách đầu tư tài chính truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tính lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng. Cách tính lãi suất tiết kiệm ở mỗi ngân hàng sẽ tùy thuộc vào hình thức gửi tiền. Để tìm hiểu chi tiết, hãy tiếp tục theo dõi bài viết sau đây của MSB .
1. Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Các hình thức gửi tiết kiệm đều có chung một công thức tính lãi suất cho gửi tiền có kỳ hạn và gửi tiền không kỳ hạn.
Công thức tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn được tính như sau:
- Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/365
Trong đó:
+ Số tiền gửi: Số tiền gửi ban đầu khi gửi vào tài khoản tiết kiệm
+ Lãi suất: Mức lãi suất hàng năm từ ngân hàng mà bạn gửi tiết kiệm
+ Số ngày thực gửi: Số ngày bạn gửi tiền thực tế được tính từ ngày gửi trước đến ngày gửi sau hoặc ngày rút tiền. Nếu bạn rút tiền sớm, nó sẽ tính lãi dựa trên số ngày bạn đã gửi
Quan trọng: Cách tính này chỉ áp dụng cho trường hợp rút tiền đúng hạn hoặc rút sớm, chưa tính đến trường hợp lãi suất được cộng dồn vào gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo
Ví dụ: Gửi 100 triệu vào ngân hàng MSB, bạn sẽ nhận được số tiền lãi theo từng kỳ hạn như sau:
Kỳ hạn | Lãi suất (%/năm) | Cách tính lãi tiết kiệm theo ngày | Số tiền lãi (đồng) |
1 tháng | 1.60% | 100,000,000 * 1.60% * 30/365 | ~ 131,507 đồng |
3 tháng | 1.90% | 100,000,000 * 1.90% * 90/365 | ~ 468,493 đồng |
6 tháng | 2.90% | 100,000,000 * 2.90% *180/365 | ~ 1,450,000 đồng |
12 tháng | 4.60% | 100,000,000 * 4.60% * 365/365 | ~ 4,600,000 đồng |
24 tháng | 4.70% | 100,000,000 * 4.70% * 730/365 | ~ 9,400,000 đồng |
Lưu ý: Giả định các tháng đều có 30 ngày và lãi suất chỉ mang tính khảo.
Xem thêm: Gửi tiền tiết kiệm online là gì ? Có an toàn hay không?tham
2. Công thức tính lãi suất kép của ngân hàng
Tìm hiểu về lãi suất kép
Trường hợp khách hàng hưởng lãi kép: Khách hàng có thể tính theo công thức tính nhanh lãi suất kép như sau:
A = P(1 + r/n)^(nt)
Trong đó:
- A: số tiền tích lũy cuối cùng
- P: số tiền gốc ban đầu
- r: lãi suất hàng năm
- n: số kỳ lãi suất được tính trong một năm
- t: số năm đầu tư hoặc tiết kiệm
Ví dụ: Khách hàng gửi tiết kiệm 100.000.000 VND vào sản phẩm Tiết kiệm thường bằng hình thức trực tuyến (online) tại MSB với lãi suất 5,55%/năm trong 5 năm. Theo lãi kép, hàng năm, số tiền lãi sẽ nhập vào số tiền gốc và bắt đầu chu kỳ mới. Áp dụng công thức trên, số tiền khách hàng được nhận sau 5 năm là:
Số tiền nhận được = 100.000.000 x (1 + 5,55%/1) ^ (1 x 5) = 131.006.000 VND
Chi tiết về số tiền lãi theo từng năm như sau:
Năm | Lãi suất %/năm | Cách tính lãi | Số tiền lãi nhận được |
Năm thứ 1 | 5,55 | 100.000.000 + (100.000.000 x 5,55% x 365/365) | 105.550.000 VND |
Năm thứ 2 | 5,55 | 105.550.000 + (105.550.000 x 5,55% x 365/365) | 111.408.025 VND |
Năm thứ 3 | 5,55 | 111.408.025 + (111.408.025 x 5,55% x 365/365) | 117.591.170 VND |
Năm thứ 4 | 5,55 | 117.591.170 + (117.591.170 x 5,55% x 365/365) | 124.117.480 VND |
Năm thứ 5 | 5,55 | 124.117.480 + (124.117.480 x 5,55% x 365/365) | 131.006.000 VND |
Như vậy, lãi suất kép sẽ mang lại lợi ích tài chính lớn và sinh lời nhanh chóng cho khách hàng. Do đó, khách hàng nên cân nhắc gửi tiết kiệm với lãi suất kép để sinh lời tối đa từ khoản tiền gửi.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Dưới đây là một vài yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm ngân hàng:
3.1. Chính sách của ngân hàng nhà nước
- Chính sách tài chính: Bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Chi tiêu của chính phủ tăng và giảm thuế làm tăng tổng cầu và sản phẩm, dẫn đến tăng lãi suất do cầu tiền tăng. Thuế giảm cũng kích thích đầu tư, tăng sản lượng tiềm năng và lãi suất.
- Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương điều tiết nền kinh tế bằng cách quy định lãi suất, thực hiện chính sách tái chiết khấu, chính sách thị trường mở và điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc.
- Chính sách thu nhập: Chính sách giá cả và tiền lương. Khi giá cả giảm, giá trị thực tế của tiền tăng, lãi suất giảm. Ngược lại, giá cao hơn làm giảm giá trị thực tế của tiền, lãi suất tăng. Tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, giảm lợi nhuận, giảm nhu cầu đầu tư và cầu tiền, lãi suất giảm.
- Chính sách tỷ giá: Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu. Tỷ giá ngoại tệ tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng, chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm, lãi suất giảm. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm, đồng tiền mạnh hơn, kích thích nhập khẩu, tăng cung tiền và lãi suất. Ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt để ổn định đồng tiền.
3.2. Chính sách của từng ngân hàng
Tình hình tài chính và chiến lược của từng ngân hàng cụ thể cũng quan trọng. Những ngân hàng có tình hình tài chính mạnh mẽ và chiến lược quản lý rủi ro tốt có thể cung cấp lãi suất cao hơn để thu hút vốn.
Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, để thu hút và giữ chân khách hàng, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất của mình.
3.3. Lạm phát
Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người ta đi vay nhiều hơn là bỏ tiền ra cho vay. Lúc này, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường.
Tóm lại: Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
3.4. Kỳ hạn gửi
Thời gian gửi tiền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất. Thông thường, thời gian gửi càng dài, mức lãi suất càng cao. Điều này là do ngân hàng có thể sử dụng tiền lâu hơn cho các khoản đầu tư dài hạn. Gửi tiền ngắn hạn thường có lãi suất thấp, trong khi gửi dài hạn có lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, gửi dài hạn có thể làm giảm tính thanh khoản và có thể bị phạt nếu rút tiền trước hạn. Hãy cân nhắc kỹ kế hoạch tài chính của mình để chọn kỳ hạn gửi phù hợp.
3.5. Số tiền gửi
Số tiền gửi tiết kiệm ảnh hưởng đến mức lãi suất nhận được. Thông thường, các khoản tiền gửi lớn hơn sẽ được hưởng lãi suất cao hơn. Ngân hàng thường cung cấp lãi suất ưu đãi cho các khoản tiền gửi lớn do chúng cung cấp nguồn vốn ổn định. Các khoản tiền gửi nhỏ thường có lãi suất thấp hơn. Việc lựa chọn số tiền gửi phù hợp giúp tối đa hóa lợi nhuận từ khoản tiết kiệm của bạn.
Tìm hiểu thêm các hình thức gửi tiết kiệm khác: Gửi tiết kiệm vàng : Thủ tục và những điều lưu ý gửi tiết kiệm Ong vàng
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Làm thế nào để so sánh lãi suất của các ngân hàng
Để so sánh các lãi suất ngân hàng với nhau, khách hàng có thể sử dụng các cách sau:
- Áp dụng công thức tính lãi suất vay ngân hàng: Công thức tính lãi suất vay ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các thông số: số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay.
- Dùng ứng dụng tính lãi trên điện thoại: Hiện nay có rất nhiều các ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ cho việc tính toán lãi suất vay. Bạn chỉ cần tải app về, sau đó nhập các thông số liên quan khoản vay như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay. Hệ thống của ứng dụng sẽ tính toán và báo chính xác số tiền lãi tương ứng để bạn được biết.
- Sử dụng công cụ tính lãi của ngân hàng: Tại website của các ngân hàng có hỗ trợ người vay tham khảo lãi suất phải trả khi vay ngân hàng. Cũng như ứng dụng ngân hàng, để sử dụng công cụ, người vay cần đảm bảo nhập đầy đủ thông tin của số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay để hệ thống công cụ tính toán số tiền lãi.
Số tiền lãi được tính toán dựa trên toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp. Những con số này mang tính chất tham khảo, để khách hàng có thể so sánh lãi suất vay ngân hàng với nhau.
4.2. Rút tiền trước hạn có bị phạt lãi không?
Việc có áp dụng mức phạt khi rút tiền gửi tiết kiệm trước thời hạn hay không sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận trước đó giữa người gửi tiền và ngân hàng. Cụ thể:
- Trường hợp có thỏa thuận trước đó: Trong trường hợp hai bên đã đồng ý thỏa thuận về việc áp dụng mức phạt khi rút tiền trước hạn thì người gửi có thể phải chịu mức phạt này. Tuy nhiên, hiện nay đa số các ngân hàng sẽ không áp dụng mức phí này.
- Trường hợp không có thỏa thuận trước đó: Theo quy định của Thông tư 04/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu giữa người gửi tiền và ngân hàng không có bất kỳ thỏa thuận nào về hình thức phạt khi rút tiền trước kỳ hạn thì người gửi tiền sẽ không bị phạt và vẫn được nhận tiền lãi.
5: Gửi tiết kiệm MSB: lãi suất đinh cao, an toàn tuyệt đối:
Gửi tiết kiệm tại MSB
Hiện nay gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng MSB, khách hàng được hưởng mức lãi suất khá cao. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn tận dụng tối đa nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Với hình thức gửi tiền trực tuyến, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn được hưởng lãi suất ưu đãi và cạnh tranh.
Lợi ích sản phẩm:
- Lãi suất cao nhất so với các sản phẩm gửi tiết kiệm khác
- Kỳ hạn gửi đa dạng
- Được chuyển nhượng, cầm cố… sổ tiết kiệm để vay vốn tại MSB với lãi suất ưu đãi
- Được sử dụng để xác nhận khả năng tài chính cho bản thân hoặc thân nhân đi du lịch, học tập… ở nước ngoài.
- Gửi và rút tiền tại bất cứ phòng giao dịch nào của MSB
Với mức lãi suất hấp dẫn như thế, khách hàng còn chần chừ gì mà không đăng ký gửi tiết kiệm tại MSB. Hãy để MSB đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và thịnh vượng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, hãy liên hệ ngay cho MSB qua website MSB, hotline tổng đài 1900 6083 hoặc điểm giao dịch MSB gần nhất.
Chúng tôi mong rằng những thông tin mà MSB cung cấp sẽ thực sự hữu ích đối với bạn!